MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM | Cơ sở vật chất hiện đại - tiên tiến theo tiêu chuẩn của bộ y tế
XEM NHANH CHUYÊN KHOA
Tiểu Nhiều, Tiểu Buốt, Tiểu Rắt
ĐIỀN THÔNG TIN - CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidum) gây ra.
Xoắn khuẩn giang mai là một trong những loại khuẩn rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục và có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Loại xoắn này được phát hiện từ lâu trong lịch sử trước khi được nghiên cứu một cách nghiêm túc vì trở thành thách thức thật sự của y khoa nhân loại.
Hình dạng và cách thức di động
Các xoắn khuẩn có dạng hình sin và thường nhuộm màu hồng nhạt, tím, vàng, nâu và đen. Cả hai đầu xoắn khuẩn đều có lông, chuyển động quay tròn và hầu như không di chuyển khỏi vị trí xâm nhập.
Xoắn khuẩn giang mai rất nguy hiểm
Theo các nhà nghiên cứu, xoắn khuẩn giang mai có 3 kiểu di dộng trong cơ thể người:
- Theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc.
- Theo kiểu quả lắc đồng hồ.
- Theo kiểu lượn sóng.
Phương thức sinh sản
Xoắn khuẩn giang mai sinh sản khoảng 30 giờ/lần bằng cách chia đôi theo chiều ngang, sau đó sẽ gập lại thành hình chữ V và đứt làm đôi khi trưởng thành.
Cấu trúc kháng nguyên
Xoắn khuẩn giang mai có bốn nhóm kháng nguyên với cấu trúc khác nhau bao gồm kháng nguyên cardiolipid, protein, polyozid của vỏ và kháng nguyên thân.
Phản ứng sức đề kháng
Xoắn khuẩn giang mai là loại xoắn khuẩn yếu và rất nhạy cảm với các yếu tố hóa, lý học nên dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn.
Bên ngoài môi trường cơ thể con người, xoắn khuẩn chỉ có thể tồn tại được trong vài giờ. Trong môi trường nước lạnh khoảng -20 độ, xoắn khuẩn giang mai có thể di động và tồn tại khá lâu, trong môi trường nóng tầm 45 độ C, xoắn khuẩn này vẫn có thể tồn tại trong hơn nửa giờ. Tuy nhiên, ở môi trường xà phòng xoắn khuẩn giang mai sẽ chết chỉ trong vài phút.
Xoắn khuẩn giang mai chủ yếu lây nhiễm và gây bệnh qua đường tình dục, ngoài ra những hành động tiếp xúc trực tiếp như hôn, bú sữa, qua vết xước ở da hay truyền máu vẫn có thể lây bệnh dù khả năng thấp hơn.
Phụ nữ mắc giang mai khi đang mang thai sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong tử cung và bào thai bị chết lưu, bị sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật khi sinh ra. Cũng có một số trường hợp thai nhi bị lây khuẩn giang mai lúc ra đời khi đi qua đường sinh dục của mẹ, do đó các tổn thương sẽ xuất hiện sau khi sinh. Những trường hợp này được gọi là giang mai bẩm sinh.
Giai đoạn 1: khoảng thời gian ở giai đoạn này thường không cố định mà phụ thuộc vào sức đề kháng của người bệnh nhưng thường là 3 tuần sau khi bị lây nhiễm. Đây là giai đoạn vi khuẩn đã nhiễm vào máu và từ ngày thứ 10 trở đi đã có kháng thể, chẩn đoán huyết thanh đã bắt đầu cho kết quả dương tính.
Ở nơi xoắn khuẩn xâm nhập, chủ yếu là bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện vết săng giang mai, đó thường là vết loét nông, không đau, không ngứa, và có chân cứng, hình tròn hoặc hình bầu dục, bờ đều đặn. Khi nặn các vết loét này sẽ thấy chất dịch có rất nhiều xoắn khuẩn màu trắng đục xuất hiện.
Sau khi xuất hiện tổn thương 3 – 5 ngày, các vùng lân cận sẽ có hạch mọc lên và tiếp tục sưng to trong cả thời gian bệnh được điều trị, đây cũng là thời gian bệnh lây lan nhanh chóng. Nhưng ngược lại các vết loét trước đó lại biến mất mà không để lại sẹo hay dấu vết gì.
Bài viết xem thêm:
==> Bệnh xã hội gồm những bệnh gì?
==> Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả chuẩn xác
Giai đoạn 2: bước vào giai đoạn này (tuần thứ 6 – 8), người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt, rụng tóc và xoắn khuẩn xuất hiện ở khắp cơ thể, máu, da và cả niêm mạc với hình dạng giống như những nốt ban đỏ. Khi ấn tay vào thì các nốt ban sẽ biến mất, đây là thời kỳ bệnh lây lan mạnh và là bước chuẩn bị cho sự phát triển sang giai đoạn 3.
Xoắn khuẩn giai đoạn 2 xuất hiện khắp cơ thể trông như ban đỏ
Quá trình điều trị ở giai đoạn này phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa và không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.
Giai đoạn 3: sau một thời gian ủ và phát triển bệnh, các vết loét đã sâu hơn tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và phá hủy các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là những tổn thương tim mạch và thần kinh trung ương ở nhiều năm sau giai đoạn 1.
Có khoảng 25% trường hợp bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn 3, tuy nhiên nhờ phát hiện nhanh và có phương pháp điều trị kịp thời nên hiện nay có rất ít trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn này. Trên thực tế giang mai được phân biệt thành hai trường hợp mắc bệnh là giang mai sớm và giang mai muộn.
Hy vọng mọi người đã hiều thêm về xoắn khuẩn giang mai qua bài viết Xoắn khuẩn giang mai là gì? Gây bệnh như thế nào? Nếu muốn tìm hiểu thêm hoặc cần tư vấn, hãy gọi ngay đường dây nóng 0908 522 700, zalo 0908 522 700 hoặc click chọn ** Tư vấn trực tuyến miễn phí **.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM | Cơ sở vật chất hiện đại - tiên tiến theo tiêu chuẩn của bộ y tế
Giới Thiệu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ DẦU MỘT
303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa
TP. Thủ Dầu Một ( đối diện tòa nhà Becamex )
Hotline : 0908 522 700
Khám bệnh từ : 8h00 - 20h00