MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM | Cơ sở vật chất hiện đại - tiên tiến theo tiêu chuẩn của bộ y tế
XEM NHANH CHUYÊN KHOA
Tiểu Nhiều, Tiểu Buốt, Tiểu Rắt
ĐIỀN THÔNG TIN - CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI
Sau phẫu thuật cắt sa búi hậu môn, việc làm đơn giản nhưng lại rất quan trọng mà người bệnh hậu môn nên nhớ đó là vấn đề vệ sinh, trong đó có vệ sinh hậu môn.
Do hậu môn bị đau sau phẫu thuật nên người bệnh thường cảm thấy sợ đi vệ sinh, kết hợp với việc hậu môn bị đau không bài tiết được phân, từ đó làm cho phân đọng lại tại trực tràng trong thời gian quá lâu, nước bị hấp thụ quá nhiều, khiến phân khô và rắn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra táo bón và tạo điều kiện thích hợp cho bệnh hậu môn quay trở lại. Để tránh điều này, người bệnh cần cố gắng bài tiết hết phân và không nhịn đi đại tiện.
Một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt sa búi hậu môn thường xuyên có cảm giác muốn đi vệ sinh do hậu môn bị sưng phù, họ cũng hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh cho đến khi hết cảm giác “buồn”. Tuy nhiên, thời gian đi vệ sinh quá lâu sẽ làm cho hậu môn bị phù thêm hoặc vết thương chảy máu lại.
Để việc vệ sinh vùng hậu môn sau khi cắt sa búi hậu môn đảm bảo an toàn, bệnh nhân có thể sử dụng nước ấm rửa nhẹ nhàng, sau đó lau lại bằng khăn mềm, tránh cọ xát quá mạnh dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng hậu môn trong khi rửa. Có thể sử dụng giấy lót hay băng giúp vùng hậu môn sạch sẽ, khô thoáng hơn, nhưng không nên bôi thuốc, ngâm hậu môn khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Ngoài ra, để tránh cho bệnh hậu môn quay trở lại, bệnh nhân sau cắt sa búi hậu môn cũng nên thay đổi thói quen vệ sinh vùng hậu môn bằng cách: giữ vệ sinh sạch sẽ, dùng khăn ướt mềm để lau vùng hậu môn và vết thương sau mỗi lần đi tiêu tiểu, không dùng giấy khô vì giấy sẽ làm trầy vết thương. Mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng, đảm bảo vùng mổ sa búi hậu môn luôn khô thoáng, không ẩm ướt. Có thể dùng muối pha với nước ấm để vệ sinh hậu môn hằng ngày và sau mỗi lần đi đại tiện.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta cần quan tâm đến cách phòng bệnh hậu môn để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân, hạn chế khả năng mắc bệnh.
Tập thói quen đi vệ sinh 1 lần/ngày.
Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể.
Không ngồi quá lâu khi làm việc, thỉnh thoảng nên đứng lên, đi lại, vận động cơ thể. Cũng không nên làm việc quá sức dẫn đến stress, mệt mỏi kéo dài.
Ăn nhiều rau, củ, quả để bổ sung các chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể. Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế các loại thức ăn dầu mỡ, gia vị cay nóng và các loại thức uống nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe…
Tránh đứng hoặc ngồi xổm lâu, hạn chế nâng các vật nặng quá sức.
Không nên ngồi quá lâu hoặc rặn mạnh khi đại tiện để phòng bệnh nứt kẽ hậu môn và các bệnh viêm nhiễm khác. Trường hợp này có thể sử dụng một số loại men tiêu hóa nhẹ để kích thích tiêu hóa cho đường ruột theo chỉ định của bác sĩ.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện. Ngoài ra, để phòng chống bệnh hậu môn, cũng cần tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu 1 về cách vệ sinh hâu môn sau phẫu thuật cắt sa búi hậu môn cũng như cách phòng ngừa bệnh hậu môn. Nếu có thêm câu hỏi về bệnh hậu môn hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 0908 522 700 hoặc chọn >> TƯ VẤN TRỰC TIẾP << để được các chuyên gia tư vấn rõ hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM | Cơ sở vật chất hiện đại - tiên tiến theo tiêu chuẩn của bộ y tế
Giới Thiệu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ DẦU MỘT
303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa
TP. Thủ Dầu Một ( đối diện tòa nhà Becamex )
Hotline : 0908 522 700
Khám bệnh từ : 8h00 - 20h00